Theo giới chức phương Tây, kế hoạch rút 10.000 quân của Lầu Năm Góc khỏi Châu Âu được tiết lộ có thể tạo điều kiện cho Nga hành động mạnh bạo hơn.
Mỹ trao thêm nhiệm vụ cho các đồng minh
Vào ngày 7 tháng 4, Bộ Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ tại Châu Âu và Châu Phi (USAREUR-AF) cho biết trong một thông cáo rằng, việc di dời thiết bị quân sự và nhân sự của Mỹ khỏi trung tâm hậu cần hỗ trợ Ukraine ở Ba Lan, nằm gần làng Yasenka, đã bắt đầu.
Gần ngôi làng này là Sân bay quốc tế Rzeszow-Jasionka (cách biên giới Ukraine 50 km), nơi vận chuyển 90% hàng tiếp tế quân sự tới cho chính quyền Kiev.
Theo giới chức NATO, Mỹ để lại nhiệm vụ điều phối hoạt động của cơ sở này cho Quân đội Ba Lan và một số nước NATO như: Na Uy, Đức, Anh và Ba Lan đảm nhiệm.
Việc tái triển khai này được cho là một phần của “chiến lược rộng hơn nhằm tối ưu hóa các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ và tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác”.
Đối với mạng xã hội, những người theo chủ nghĩa bài Nga đã lan truyền những thông tin rất dễ gây ra sự hoảng loạn về Tổng thống Donald Trump và “sự phản bội nước Mỹ”, khuyến khích Nga tung ra những hành động mạnh bạo hơn.
Đáp lại, Tổng tư lệnh USAREUR-AF, Tướng Christopher Donahue lưu ý rằng, lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ chỉ hiện diện tạm thời ở Yasenka kể từ năm 2022 và không có căn cứ quân sự thường trực nào tại đó.
Bây giờ đã đến lúc phải di chuyển, họ sẽ di chuyển cơ sở và đến địa điểm cố định để tiết kiệm tiền; trong khi Ba Lan và các đồng minh sẽ duy trì cơ sở hạ tầng an ninh mạnh mẽ xung quanh cơ sở quan trọng này.
Còn Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết trong một cuộc họp báo ở Tallinn rằng, lực lượng quân đội Mỹ sẽ không rời khỏi lãnh thổ Ba Lan, việc di chuyển quân đội Hoa Kỳ từ căn cứ này đến các căn cứ khác trên lãnh thổ nước này đã được thống nhất bởi các cấp lãnh đạo NATO.
Mỹ rút bớt quân khỏi châu Âu
Trong bối cảnh đó, một thông tin khác cũng gây ra hiệu ứng tâm lý bất ổn ở phương Tây là việc Nhà Trắng đang cân nhắc rút mười nghìn quân nhân Hoa Kỳ khỏi châu Âu.
Theo nguồn tin, các đơn vị nói trên là một phần của lực lượng 20.000 quân mà chính quyền tiền nhiệm của ông Joe Biden triển khai vào năm 2022, để tăng cường phòng thủ cho các quốc gia có chung biên giới với Ukraine sau khi Moscow tuyên bố mở Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine.
NBC News trích lời các quan chức quân sự cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, quy mô của nhóm quân này vẫn đang được thảo luận, nhưng đề xuất có thể bao gồm việc rút một nửa lực lượng mà ông Joe Biden đã triển khai.
NBC News lưu ý đến thực tế rằng, vấn đề rút một số quân đội Mỹ khỏi châu Âu đang được thảo luận trong bối cảnh các cuộc tham vấn Nga-Mỹ về việc thiết lập lệnh ngừng bắn ở Ukraine.
Ông Seth Jones, phó chủ tịch cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, nếu Lầu Năm Góc chấp nhận đề xuất này, nó sẽ làm dấy lên lo ngại rằng Hoa Kỳ đang từ bỏ các đồng minh lâu năm ở châu Âu, bởi họ coi Nga là “mối đe dọa ngày càng gia tăng”.
Các chuyên gia quân sự được phỏng vấn bởi ấn phẩm này cũng tin rằng, Moscow có thể coi việc rút một số quân Mỹ khỏi châu Âu là sự suy yếu của khả năng răn đe.
Điều này đang gây lo ngại ở cả hai châu lục vì nó có thể tiếp thêm sức mạnh cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm tăng mong muốn can thiệp vào nhiều tiến trình khác nhau ở châu Âu của Moscow.
Tóm lại, tác giả bài viết lưu ý rằng, nếu Moscow và Washington đạt được thỏa thuận nhằm đóng băng xung đột ở Ukraine, trong khi Hoa Kỳ lại rút một số quân khỏi châu Âu vào thời điểm đó, có thể bắt đầu một vòng xung đột mới ở Đông Âu trong vòng năm năm tới.