Nếu như trường hợp này cố tình giữ lại sẽ thiệt thòi, ai cũng nên biết sớm.
BHYT là loại hình bảo hiểm toàn dân do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân. Những người dân khi tham gia BHYT thì sẽ được chi trả toàn bộ hoặc một phần tiền khám chữa bệnh. Điều này giúp giảm tải những áp lực trong cuộc sống của những người bệnh. Thông thường BHYT sẽ tự động gia hạn sau khi hết hạn mà người dân vẫn tiếp tục tham gia BHYT. Nhưng có những trường hợp này cần đi cấp đổi lại BHYT nếu càng giữ lại thì càng thiệt thòi.
Những trường hợp phải đổi thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau đây:
– Những trường hợp mà thẻ BHYT đã bị rách, nát hoặc hỏng thì cần đi cấp đổi lại càng cố tình giữ lại càng mất đi quyền lợi của bạn.
– Những trường hợp mà người tham gia BHYT đã thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì cần cấp đổi BHYT
– Những trường hợp mà thông tin ghi trong thẻ không đúng cần cấp đổi lại BHYT
Lưu ý: Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế
Bước 1: Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
Ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
Nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện; chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP .
Bước 2:
– Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tổ chức BHYT phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT
Huyền Anh