Xăm môi là kỹ thuật làm đẹp được nhiều người ưa chọn lựa mỗi khi muốn cải thiện tình trạng môi thâm, nhợt nhạt, hoặc không cân xứng. Sau đây, chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu chi tiết về phương pháp thẩm mỹ độc đáo này để có cái nhìn rõ nét nhé!
Xăm môi là gì?
Xăm môi là kỹ thuật dùng dụng cụ xăm chuyên dụng để tạo nên màu sắc và đường viền cho môi. Tuy nhiên, quy trình này nên được các chuyên viên, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm thực hiện nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, độ an toàn.
Quá trình xăm môi thường bao gồm việc chọn màu sắc phù hợp với mong muốn của khách hàng và tạo viền xung quanh môi để làm nổi bật hình dạng, định hình môi. Trong đó, chuyên gia sẽ sử dụng dao khắc để đưa mực vào lớp trung bì của môi.
Với những người lười trang điểm nhưng vẫn muốn sở hữu đôi môi tươi sáng, không bị trôi màu khi ăn thì xăm môi chính là gợi ý tuyệt vời. Chỉ với thời gian ngắn, chị em sẽ nhanh chóng có được bờ môi sắc nét, hài hòa hơn.
Nên xăm môi hay phun môi
Để trả lời cho câu hỏi nên phun môi hay xăm môi thì bạn cần hiểu rõ về ưu và nhược điểm ở cả 2 phương pháp này. Từ đó, đưa ra sự chọn lựa phù hợp với mong muốn, nhu cầu của bản thân.
Đối với xăm môi, vì kim xăm có thể tác động sâu vào da môi nên thường cho màu bền đẹp và lâu trôi hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại dễ gây tổn thương tế bào môi khiến bạn phải mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng, thực hiện chế độ kiêng cữ phức tạp sau quá trình thực hiện.
Còn ở phun môi, cảm giác khi thực hiện không đau đớn nhiều, kim phun chỉ tác động tới lớp biểu bì trên bề mặt môi nên hạn chế được việc gây chảy máu. Đồng thời, sắc môi sau cũng sẽ trông tự nhiên hơn. Thế nhưng nhược điểm là thời gian bền màu không cao, thường chỉ duy trì từ 2 – 3 năm tùy theo cơ địa từng người.
Vì thế, chị em nên lắng nghe cơ thể và mong muốn của mình để biết nên chọn phun môi hay xăm môi. Nếu bạn hướng tới một đôi môi bền đẹp theo thời gian, không cần thường xuyên phải dặm lại thì xăm môi chính là gợi ý tuyệt vời.
Ngược lại, nếu sợ đau, muốn để màu môi khoảng 1, 2 năm rồi thay màu khác thì phương pháp phun môi tự nhiên sẽ thích hợp hơn. Với kỹ thuật này, bạn không phải mất nhiều thời gian để tĩnh dưỡng trong quá trình hồi phục.
Xăm môi nào nào đẹp?
Tùy theo màu da, độ tuổi mà bạn sẽ có sự chọn lựa phù hợp để giúp tôn lên nét đẹp khuôn mặt. Dưới đây là một số tông màu phổ biến, đang được nhiều người chọn lựa mỗi khi muốn xăm môi.
– Xăm môi màu đỏ hồng: Đây là tông màu khá mới, có sự kết hợp giữa sắc đỏ quyến rũ kết hợp cùng sự tươi trẻ, nhẹ nhàng của màu hồng. Màu này đang được nhiều người yêu thích mỗi khi xăm môi nhờ ưu điểm phù hợp với mọi độ tuổi và màu da.
– Xăm môi màu đỏ cam: Tông màu đỏ cam chưa bao giờ khiến chị em cảm thấy thất vọng. Màu môi này đem lại nét tươi trẻ, làm bừng sáng gương mặt. Tuy nhiên, những người thuộc độ tuổi từ 25 – 40 thì mới nên áp dụng nhé!
– Xăm môi màu hồng baby: Sắc môi hồng baby thích hợp cho những cô nàng yêu thích sự dịu dàng, đáng yêu. Vì thế, những chị em thuộc độ tuổi từ 18 – 25 hãy cân nhắc đến tông màu này khi thực hiện phương pháp xăm môi nhé
– Xăm môi màu cam đào: Đây là màu môi lý tưởng dành cho các chị em thuộc độ tuổi U40, giúp mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho chủ nhân. Với những người sở hữu làn da trắng dịu dàng hay da ngăm mạnh mẽ thì tông màu này rất đáng để chọn lựa.
– Xăm môi màu đỏ ruby sexy: Các cô nàng sở hữu làn da ngăm thường sẽ tự ti vì rất khó chọn màu môi. Tuy nhiên, với tông đỏ ruby thì chị em không cần phải lo sợ mình bị kém sắc vì nó có thể mang lại vẻ đẹp quý phái, trưởng thành và không kém phần sexy.
Cách chăm sóc sau khi xăm môi
Việc chăm sóc môi sau khi xăm sẽ quyết định đến quá trình bong lớp mực và lên màu của đôi môi. Vì thế, hãy tuân thủ theo quy trình dưới đây để thúc đẩy môi nhanh chóng hồi phục, mang lại bờ môi sắc nét.
Chăm sóc môi mới xăm
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì bạn cũng nên cố gắng thực hiện và tuân thủ những nguyên tắc sau đây để nhanh chóng sở hữu một đôi môi ưng ý sau khi xăm môi, tránh tình trạng biến chứng:
– Uống đủ nước hàng ngày để giúp môi giảm tình trạng khô rát, nứt nẻ bằng cách dùng ống hút và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước
– Khi môi bị đau nên chườm đá hoặc đặt khăn lạnh lên môi khoảng 4 – 5 giờ đầu tiên sau khi xăm môi
– Thường xuyên dùng dầu dưỡng cho da bằng cách dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa lên môi. Lưu ý: rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện để tránh gây nhiễm trùng
– Nếu thấy môi xăm bị ướt hãy dùng khăn giấy sạch vỗ nhẹ để làm khô vùng này
– Không nên trang điểm sát vùng môi mới xăm trong vòng 3 ngày
– Không hôn hoặc tác động mạnh lên môi trong vòng 5 ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng
– Không thực hiện các liệu pháp chăm sóc sắc đẹp khác trong vòng 5 ngày sau khi xăm môi
– Không dùng son màu ít nhất 1 tuần sau khi hoàn thành quy trình xăm môi
Sau khoảng 1 tháng xăm môi
– Không sờ tay lên môi khi môi chưa bong vảy và ổn định trở lại vì điều đó rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng
– Ra đường cần chống nắng bằng cách mang khẩu trang bảo vệ
– Tránh dùng nước nóng và nước chứa clo (trong bể bơi) bởi chúng có thể làm mờ màu môi, gây khô môi
– Không dùng các loại thuốc trị mụn như retin-a trên môi hoặc thực hiện những liệu pháp làm đẹp khác như lột da bằng axit, mài da vi điểm,…
Chăm sóc môi xăm sau khi bong vảy
– Sử dụng son dưỡng chiết xuất từ tự nhiên để duy trì độ ẩm ướt, mềm mịn, tránh tình trạng môi khô, nứt nẻ khiến đôi môi không lên màu như ý
– Hạn chế việc liếm môi hoặc sờ môi vì có thể khiến môi bị thâm, vùng tổn thương lâu lành, khó lên màu
– Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày để cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất một cách hiệu quả, giúp đôi môi nhanh chóng hồi phục và lên màu chuẩn sắc
– Bổ sung nhiều trái cây chứa vitamin A, C, E để giúp tế bào môi tạo lớp màn bảo vệ, ngăn chặn tác nhân gây hại từ môi trường
– Tránh sử dụng những loại thức ăn, thực phẩm đậm màu như nước đậu đen, nước tương, cà phê vì nó rất dễ khiến môi sậm màu, không đẹp như mong đợi
Tác dụng phụ và rủi ro khi xăm môi
Đối với phương pháp xăm môi, yếu tố vô trùng khử khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra, kỹ thuật làm đẹp này còn đòi hỏi người thợ cần phải có trình độ tay nghề chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.
Khi một trong các điều kiện trên không đảm bảo thì sẽ dẫn tới những rủi ro sau:
– Sưng tấy: Sau khi thực hiện, môi có thể sưng tấy trong vòng vài ngày. Để giảm bớt thì bạn hãy chườm đá hoặc khăn lạnh lên môi
– Nhiễm trùng: Hãy đảm bảo dụng cụ, thiết bị được khử trùng đúng quy định để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cách chăm sóc môi sau khi làm đẹp cũng vô cùng quan trọng, giúp môi nhanh lành vết thương hơn.
– Dị ứng mực xăm: Điều này có thể dẫn tới việc viêm môi mãn tính, nếu dùng mực xăm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc thì thì sẽ dễ xảy ra nguy cơ gây hoại tử môi
– Các căn bệnh lây qua đường máu: Dùng dụng cụ không đảm bảo các yếu tố vô trùng, khử khuẩn có thể dẫn tới việc lây nhiễm các căn bệnh như: viêm gan C, viêm gan B, HIV,…
Xăm môi giá bao nhiêu?
Tùy thuộc vào các yếu tố như độ uy tín, trình độ tay nghề kỹ thuật viên, chất lượng mực xăm, công nghệ làm đẹp,… mà mức giá ở mỗi cơ sở thẩm mỹ sẽ thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, chi phí trung bình cho dịch vụ xăm môi trên thị trường dao động từ 1,6 – 2,5 triệu đồng.
Để có kết quả như mong muốn, đảm bảo an toàn thì bạn nên tìm kiếm những địa chỉ thẩm mỹ nổi tiếng, được nhiều người trải nghiệm và đánh giá cao. Điều này sẽ giúp chị em nhanh chóng sở hữu bờ môi chuẩn đẹp, an toàn.
Ở những đơn vị uy tín, khách hàng sẽ trải qua quá trình thăm khám, tư vấn dịch vụ phù hợp với nhu cầu, sở thích từng người. Đặc biệt, chị em còn còn được cơ sở bảo hành lâu dài để tạo sự an tâm, tin tưởng trong suốt quá trình làm đẹp.
Vừa rồi, chúng tôi đã giúp bạn nắm bắt chi tiết liệu trình xăm môi cũng như một số cách chăm sóc môi hiệu quả để mang lại kết quả như ý. Hy vọng, thông qua nội dung bài viết, bạn sẽ chọn lựa được cho mình sắc môi phù hợp, cải thiện khuyết điểm đang hiện diện trên gương mặt.
Minh Trí