Tỷ giá hôm nay (1/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước. Còn giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết bằng hoặc cao hơn phiên trước, mức niêm yết cao nhất đạt mức 26.304 đồng/USD. Chỉ số USD lùi xuống còn 96,79 điểm.
Tỷ giá USD trong nước hôm nay
Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 1/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 25.052 đồng.
Tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào – bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức 23.850 đồng – 26.254 đồng.
Giá bán USD tại một số ngân hàng thương mại lớn cao hơn hoặc bằng phiên sáng qua, mức cao nhất được ghi nhận đạt 26.304 đồng/USD.
Cụ thể, ngân hàng Vietcombank niêm yết ở mức 25.910 – 26.300 đồng/USD (mua vào và bán ra), tăng 30 đồng cả hai chiều so với phiên trước

Ngân hàng BIDV không thay đổi kể từ phiên sáng qua, tạm thời niêm yết tại 25.910 – 26.270 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD mua vào ở Ngân hàng Techcombank giao dịch ở mức 25.853 – 26.304 đồng/USD.
Ngân hàng Eximbank niêm yết tại mốc 24.415 – 26.300 đồng/USD, mua vào và bán ra. Tại ACB so với phiên sáng qua đã tăng 20 đồng cả hai chiều, niêm yết ở mức 25.910 đồng/USD – 26.290 đồng/USD
Trên thị trường “chợ đen”, tỷ giá USD/VNĐ “chợ đen” cộng thêm 10 đồng vào cả hai chiều, hiện niêm yết quanh mốc 26.380 – 26.480 đồng/USD.
Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,63%, xuống mức 96,79.
Đồng yên Nhật tăng mạnh sau thông tin Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể nâng lãi suất lên 0,25%, cao hơn kỳ vọng thị trường. Điều này khiến đồng USD giảm gần 0,5%, xuống còn 153,29 yên. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đà tăng của đồng yên có thể chỉ là tạm thời, do chênh lệch lãi suất lớn giữa Nhật và Mỹ vẫn tồn tại.
BOJ cũng được cho là sẽ công bố kế hoạch giảm dần chương trình mua trái phiếu quy mô lớn – động thái đánh dấu bước lùi khỏi chính sách nới lỏng kéo dài cả thập kỷ.
Ông Shaun Osborne, Chiến lược gia ngoại hối trưởng tại Scotiabank ở Toronto, Canada cho biết: “Chúng tôi chứng kiến đồng yên biến động khá mạnh hôm nay”.
“Nhiều người từng nghĩ rằng đà tăng của đồng yên đã được phản ánh đầy đủ vào giá, nhưng thực tế là các vị thế giao dịch đang bắt đầu tháo gỡ, đặc biệt là những lệnh vay yên để đầu tư vào tài sản sinh lời cao hơn”, ông Shaun Osborne nhận định.
Ông Osborne đánh giá rằng giá trị hợp lý của đồng yên có thể quanh mức 145 yên/USD, đồng thời lưu ý rằng “quá trình thoát khỏi vị thế bán khống đồng yên vẫn chưa hoàn tất và có thể còn đảo chiều”.
Tính từ đầu tháng 7 đến nay, đồng USD đã mất khoảng 4,7% so với đồng yên.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày thứ Tư, nhưng nhà đầu tư đang kỳ vọng Fed sẽ đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn về việc cắt giảm lãi suất.
Thị trường hiện định giá khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 9 gần như chắc chắn, đồng thời kỳ vọng có thể có thêm 1-2 đợt cắt giảm nữa trước cuối năm. Tuy vậy, Fed vẫn thận trọng, tránh đưa ra tín hiệu quá sớm nếu lạm phát bất ngờ tăng trở lại. Do đó, tín hiệu rõ ràng hơn có thể được đưa ra trong hội nghị Jackson Hole vào tháng tới.
Ngoài ra, dữ liệu kinh tế Mỹ công bố ngày 30/6 cho thấy số lượng việc làm trống giảm nhẹ, trong khi niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường lao động tiếp tục xấu đi, những yếu tố có thể thúc đẩy Fed nới lỏng sớm hơn.
Ở châu Âu, đồng EUR giảm 0,06%, giao dịch quanh mức 1,0812 USD. Tăng trưởng khu vực đồng EUR trong quý II/2025 vượt kỳ vọng nhẹ, nhưng triển vọng vẫn bị phủ bóng bởi các chỉ số niềm tin yếu và lạm phát tại Đức tăng trở lại.
Trong khi đó, đồng bảng Anh giảm 0,2%, còn 1,2833 USD , chịu áp lực trước cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), nơi quyết định cắt giảm lãi suất vẫn bị chia rẽ.
Chuyên gia phân tích thị trường tài chính David Scutt chia sẻ trên Forex.com cho hay: “Chỉ số đô la Mỹ (DXY) đã chịu áp lực liên tục kể từ khi thuế quan qua lại được công bố vào Ngày Độc lập Hoa Kỳ, tạo ra một loạt các mức cao thấp hơn và mức thấp thấp hơn trong xu hướng giảm rộng hơn trên khung thời gian hàng tuần”.
Tuệ Lâm (t/h)