Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.
Sự mở rộng và tầm quan trọng của tài chính vi mô ở Đông Nam Á rất đáng chú ý, nhấn mạnh chức năng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân và doanh nghiệp. Điều này nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng của các khoản đầu tư tài chính vi mô trong khu vực.
Trong đó, tương lai của tài chính vi mô bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tích hợp công nghệ và đa dạng hóa dịch vụ. Điều này bao gồm việc kết hợp các giải pháp công nghệ tài chính (fintech), mở rộng ra ngoài tín dụng vi mô, và điều chỉnh theo nhu cầu thay đổi của khách hàng, tất cả đều đóng vai trò rất quan trọng để đạt được thành công. “Các giải pháp dựa trên công nghệ, chẳng hạn như điện thoại di động và ngân hàng Internet, có thể giúp các tổ chức tài chính vi mô giảm chi phí hoạt động và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, góp phần đạt được cả mục tiêu xã hội và tài chính”, bài viết nhận định.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổng đầu tư vào tài chính vi mô ở Đông Nam Á đã tăng từ 7,8 tỷ USD năm 2016 lên 14,5 tỷ USD vào năm 2021, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,5%. ADB cũng dự báo tổng vốn đầu tư vào tài chính vi mô ở khu vực này sẽ đạt 25,5 tỷ USD vào năm 2025.
Tuy triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng vẫn có những thách thức như bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định và khoảng cách kỹ thuật số. Nhìn chung, bài viết cho thấy một tương lai tích cực cho tài chính vi mô trong việc định hình một bối cảnh tài chính công bằng và thịnh vượng hơn ở Đông Nam Á.