Không phải cứ chảy nước dãi khi ngủ là mắc bệnh nhưng nếu gặp 4 bất thường này thì không được chủ quan, có thể tính mạng bạn đang gặp nguy hiểm.
Chảy nước dãi khi ngủ có bình thường không?
Cơ thể một người lớn khỏe mạnh mỗi ngày tiết ra tới khoảng 1000 – 1500ml nước bọt. Nước bọt có nhiều lợi ích: giữ ẩm khoang miệng, hỗ trợ tiêu hóa (nhai, nêm, nuốt…), chống vi khuẩn, tránh hôi miệng, phòng bệnh răng miệng… Lượng nước bọt tiết ra nhiều nhưng may mắn là chúng ta sẽ có hành động nuốt nước bọt chủ động ở trạng thái tỉnh táo. Một người sẽ nuốt nước bọt khoảng 900 lần mỗi ngày, vỏ não cũng có thể điều chỉnh lượng nước bọt tiết ra trong các tình huống khác nhau.
Tuy nhiên, khi ngủ thì không như vậy. Khi ngủ, các cơ vùng mặt được thả lỏng và phản xạ nuốt bị ức chế khiến nước bọt được tích lũy trong miệng. Mặc dù tốc độ tiết nước bọt cũng giảm theo tốc độ bài tiết của cơ thể nhưng khi bị tích lũy nhiều, nước bọt sẽ bị chảy ra một cách vô thức. Lúc này, nếu bạn nằm ngửa thì nước bọt sẽ tự chảy xuống dạ dày và thực quản. Còn nếu nằm nghiêng hay nằm úp, há miệng khi ngủ hoặc lượng nước bọt quá nhiều sẽ trào ra bên ngoài, thậm chí làm ướt chăn, gối.
Theo các chuyên gia, ở tuổi nào cũng có thể bị chảy nước dãi khi ngủ. Như giải thích ở bên trên, phần lớn tình trạng này là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Hoặc do ngủ sai tư thế, há miệng khi ngủ, đang đeo khí cụ niềng răng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chảy nước dãi khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tính mạng đến gần.
4 kiểu chảy nước dãi cảnh báo bệnh tật, nguy hiểm tính mạng
Sau đây là 4 kiểu chảy nước dãi bất thường cảnh báo bệnh tật mà bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ:
Đột nhiên chảy nước dãi rất nhiều khi ngủ
Nếu trước đây bạn hoàn toàn không bị chảy nước nước dãi khi ngủ hoặc lượng rất ít, không thường xuyên mà đột nhiên nó tăng lên rất nhiều, xuất hiện hàng đêm thì nên đi khám. Đó là tín hiệu sức khỏe gặp vấn đề.
Đầu tiên là do cơ thể quá mệt mỏi, suy nhược dẫn tới khó kiểm soát chức năng bài tiết và cơ mặt. Thứ hai, bệnh viêm mũi dị ứng và hiện tượng dị ứng một số loại thực phẩm cũng có thể gây tăng tiết nước bọt, dẫn đến chảy dãi khi ngủ nhưng nó đi kèm các triệu chứng đặc hiệu ở mũi. Hay mắc xơ cứng động mạch cũng gây chảy nước dãi nhiều khi ngủ do dẫn tới chứng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não lẫn cơ bắp.
Chảy nước dãi nhiều kèm thở bằng miệng
Đây là dấu hiệu phổ biến ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài chảy nước dãi nhiều, việc thở bằng miệng gây ra tiếng ngáy khó chịu. Ngưng thở khi ngủ làm cơ thể thường xuyên thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu ở phổi, tim, thận, tuyến tụy, não… rồi dẫn đến nhồi máu cơ tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ. Mặc dù không làm cơ thể tử vong ngay lập tức, nhưng hội chứng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng dẫn tới xuất hiện hoặc tăng lượng nước dãi khi ngủ. Do bệnh khiến việc hít thở khó khăn và gây khó nuốt, làm nước bọt bị tăng tiết, gây chảy dãi. Khi đường thở của bạn bị chặn vì bệnh cúm, bạn có khuynh hướng thở bằng miệng, khiến nước bọt dư thừa chảy ra khi đang ngủ.
Chảy nước dãi ở khóe miệng, một bên miệng
Cần đặc biệt cẩn trọng với kiểu chảy nước dãi này khi ngủ. Nó đang cảnh báo liệt mặt, bệnh Alzheimer hoặc Parkinson, thậm chí là đột quỵ nguy hiểm tính mạng.
Liệt mặt còn được gọi đúng tên y học là viêm dây thần kinh mặt, đó là sự co thắt của các dây thần kinh dinh dưỡng trên mặt do các yếu tố như mệt mỏi, lạnh, thiếu máu não… Một số bệnh liên quan tới rối loạn thần kinh tương tự khác như Alzheimer hoặc Parkinson cũng gây ra tình trạng chảy nước dãi bất thường ở khóe miệng cùng sự suy giảm trí nhớ rõ rệt.
Nguy hiểm nhất, chảy nước dãi nhiều khi ngủ hoặc kéo dài với đặc điểm ở một bên rất có thể là dấu hiệu đột quỵ. Phổ biến nhất là tắc nghẽn/nhồi mạch máu não. Lý do chính là huyết khối não nhiều hơn sẽ gây ra sự phối hợp chức năng cơ cục bộ trong khoang hầu họng và sau đó là rối loạn chức năng nuốt một bên. Nó thường đi kèm với các triệu chứng khác như: liệt nửa mặt, nửa người khó cử động, đau đầu, khó phát âm, suy giảm thị lực…
Chảy nước dãi kèm khó nuốt, khó chịu ở cổ họng
Sưng amidan khiến đường thở và đường hô hấp hẹp lại, làm bạn bạn khó nuốt nước bọt, đành phải nhổ hoặc để chảy ra ngoài.
Trào ngược dạ dày thực quản cũng gây chảy nhiều nước dãi khi ngủ kèm khó nuốt. Bởi bệnh là xuất hiện khi axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản của bạn, điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản. Bạn cảm thấy như một khối u trong cổ họng, nó thậm chí gây khó khăn trong việc nuốt và dẫn đến chảy nước dãi.
Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor
Ngọc Ái