Nguyễn Vĩnh Tiến (sinh năm 1974 tại Phú Thọ) là một kiến trúc sư, nhà thơ, nhà văn và cũng là nhạc sĩ, ca sĩ thể loại nhạc dân gian đương đại, ông được dư luận chú ý nhiều từ bài hát “Bà tôi” được Giải thưởng Bài hát Việt tháng 7 năm 2005.
Trong âm nhạc, ông có cảm hứng từ những đề tài rất nhỏ, từ chuyện con chim bông lau soi gương trên mặt nước trong “Chim bông lau” để khái quát lên sự truy tìm bản thể một cách tuyệt vọng của mỗi sinh linh trên dòng sông thời gian, đến sợi rơm khô trên đường làng quanh co trong “Bà tôi”; , và về tưởng niệm cái chết của một con chim trong “Ơi, con chim chào mào”. Đề tài trong các tác phẩm của Nguyễn Vĩnh Tiến đôi khi trở nên siêu hình như chuyến trở về của một linh hồn bé lỏng, lạc lõng trong một cái làng cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi dày đặc những linh hồn khác trên bờ đê xa xa băng qua những cánh đồng trong bài ” Giấc Mơ Dai Dẳng” và cả những luân hồi và nghiệp chướng của vòng nước xoáy trong ” Lời hát vòng nước xoáy”… Ông cho rằng người nghệ sĩ thực sự, nghệ sĩ chuyên nghiệp là người quyết liệt với những đam mê của mình, họ làm sáng tạo những giá trị mới một cách tâm huyết.
Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến vừa cho ra mắt nhạc Kịch 10 chương viết cho A.I hát mang tên : “A.I Hữu Linh”. Nhạc kịch này được viết và biên tập chỉ trong 3 ngày. Với tổng thời lượng 40 phút là sự kết hợp của A.I cùng với sự biến tấu sáng tạo của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến khi áp dụng trí tuệ nhân tạo trong tác phẩm của mình. Ông cho rằng đây là một thử thách thú vị trong thời đại mà công nghệ số đang được phát triển và áp dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Ngay cả trong âm nhạc, được coi là tiếng vọng của cảm xúc xuất phát từ trái tim, tâm hồn, thứ được cho là xuất phát từ con người. Ông đã thách thức bản thân mình khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong âm nhạc nhưng vẫn mang lại được cho người nghe cảm xúc sâu lắng một cách chân thực, khi mà trí tuệ nhân tạo A.I ngày càng trở thành một công cụ quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc, mang lại những trải nghiệm mới lạ cho cả người nghe và những người sáng tác. Chính điều đó đã tạo nên sự độc đáo cho vở nhạc kịch bao gồm 10 chương “A.I Hữu Linh” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến.
Tuy nhiên ông cho rằng, A.I đúng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc soạn nhạc nhưng chỉ một mức độ nhất định, giống như máy đánh chữ giúp ông không phải viết tay như ngày xưa. Còn lời ý tưởng, lời bài hát hay là cấu trúc âm nhạc như thế nào đều dựa vào con người. Mỗi ca từ trong tác phẩm “A.I Hữu Linh” đều xuất phát từ trái tim của ông được trau chuốt để từ đó mang đến cung bậc cảm xúc khiến cho người nghe thổn thức.
Từng câu chuyện tình đều chạm đến tâm hồn trống rỗng của chúng ta, đưa ta chìm sâu vào khung cảnh, tâm trạng và cả giai điệu mà ông đã viết lên và làm cho chúng ta như được trải qua chính câu chuyện đó.
Trong nhạc kịch này có sử dụng một số trích đoạn trong tập thơ mới nhất ” Hỗn độn và Khu vườn”. Với 10 chương, 10 câu chuyện khác nhau, “A.I Hữu Linh” chính là một vở kịch mà khán giả không thể bỏ lỡ, khi muốn trải nghiệm sự kết hợp trong âm nhạc một cách mới mẻ của nhạc sĩ tài ba và trí tuệ nhân tạo ở thời đại mà công nghệ số đang dần được tận dụng nhiều hơn nhằm nâng cao cuộc sống của chúng ta. “A.I Hữu Linh” được bao gồm 10 câu chuyện cụ thể sau. Mời các bạn cùng thưởng thức nhé!
Chương 1. Overture : “A.I” ca
Chương 2. “A.I” ghen
Chương 3. “Không thể chết”
Chương 4. ” Hoán đổi”
Chương 5. “Rừng Thưa”
Chương 6. “Hoa nhài, mưa”
Chương 7. ” Ký ức”
Chương 8. ” Vườn động vật âm vang”
Chương 9. ” Vòng lặp”
Chương 10. ” Đa vũ trụ”
Khánh Ly