Ngành Quản trị nhân lực đang được nhiều trường đại học trên cả nước liên tục tuyển sinh, vậy ngành học này mang lại thu nhập cao không?
Mức lương ngành Quản trị nhân lực có cao không?
Quản trị nhân lực là ngành khai thác, quản lý tài nguyên, con người trong một tổ chức. Người làm việc trong ngành này cần kỹ năng quản lý nhân sự, giúp nhân sự phát huy được tối đa năng lực chuyên môn, cùng tạo ra các giá trị cho công ty, đơn vị.
Theo khảo sát chung của các trường đại học, với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương khởi điểm chỉ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ còn có thể tăng lên nếu bạn làm việc tốt, hiệu quả.
Với những người kinh nghiệm 2 – 5 năm tùy theo quy chính sách của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức khi làm việc ở vị trí Chuyên viên nhân sự tổng hợp sẽ có mức lương dao động 5 – 12 triệu đồng/tháng.
Mức lương quản trị nhân lực của vị trí Giám sát nhân sự tầm trung sẽ cao hơn, dao động khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng. Khi bạn thêm kinh nghiệm và năng lực sẽ được bổ nhiệm làm Trưởng phòng nhân sự với mức lương trung bình từ 15 – 45 triệu đồng/tháng.
Ở vị trí phó phòng nhân sự, trung bình mức lương hiện nay mọi người nhận được khoảng 12 – 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vị trí này đòi hỏi phải từ 3 – 6 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, chức vụ Trưởng phòng nhân sự có mức lương dao động từ 15 – 45 triệu đồng/tháng.
Hiện mức lương cao nhất của ngành Quản trị nhân lực đang nằm ở hai vị trí việc làm: Giám đốc khu vực và giám đốc nhân sự. Riêng giám đốc khu vực có mức lương hàng tháng dao động từ 25 – 80 triệu. Trong khi đó, giám đốc nhân sự có thể nhận mức lương lên đến 100 triệu đồng/tháng.
Một số trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực
Trường Đại học Thương Mại sử dụng 4 tổ hợp xét tuyển là: A00 (Toán Lý Hóa), A01 (Toán Lý Anh), D01 (Toán Văn Anh), D07 (Toán Hóa Anh). Năm 2023, trường lấy điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực là 25,9 điểm đối với hệ đại trà và 24 điểm hệ chất lượng cao.
Mức học phí đối với chương trình đào tạo chuẩn năm học 2023 – 2024 dự kiến từ 2,3 – 2,5 triệu đồng/tháng. Học phí các chương trình chất lượng cao dao động từ 3,5 – 4 triệu đồng/tháng. Mức học phí hằng năm tăng tối đa 12,5% so với năm trước liền kề.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – năm 2023, trường tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường. Với phương thức xét điểm thi tốt nhiệp THPT, năm nay ngành Quản trị nhân lực lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 27,10 điểm, với 4 tổ hợp môn A00, A01, D01, D07.
Năm học 2023 – 2024, học phí trường Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến khoảng 16 – 22 triệu đồng/một năm với các chương trình chuẩn.
Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Đà Nẵng) tuyển sinh theo 5 phương thức (điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia, xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường và xét tuyển thẳng). Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, ngành Quản trị nhân lực lấy 24,75 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D90.
Học phí năm học 2023 – 2024, ngành Quản trị nhân lực dự kiến là 18 triệu đồng/sinh viên.
Trường Đại học Duy Tân – năm 2023 xét ngưỡng điểm chuẩn đối ngành Quản trị nhân lực là 14 điểm, xét tuyển 4 tổ hợp môn thi A00, A16, C01, D01.
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM lấy điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực là 26,2 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D07. Trong khi đó, năm 2022, điểm chuẩn của ngành này lấy 26,8 điểm.
Mức học phí của trường dự kiến 940 nghìn đồng/tín chí, đối với năm học 2023 – 2024. Học phí sẽ tăng theo từng năm học.
Trường Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM đang đào tạo hai chuyên ngành chính: Đào tạo và phát triển, tuyển dụng tuyển sinh. Năm 2023, trường tuyển sinh theo 4 tổ hợp môn thi A00, A01, D01, C00, với mức điểm chuẩn là 17 điểm.
Học phí tại đây bình quân 18 – 20 triệu đồng/học kỳ, một năm chia thành 4 học kỳ.
Anh Anh