Dọc con phố Hòa Mã, Hàn Thuyên, Thi Sách, Hàng Chuối… thuộc địa bàn phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mỗi ngày đều sạch bóng rác thải nhờ sự cần mẫn của những người lao công quét rác. Trong đó là tấm gương sáng của cô Trần Thị Mai Loan (SN 1968), công nhân vệ sinh môi trường Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội – Chi nhánh Hai Bà Trưng (Urenco 3).
Lặng thầm tiếng chổi tre
Một ngày tháng 7, gần 12h trưa, tiếng chổi tre vẫn lặng lẽ trên đường phố. Cái nắng oi ả khiến công việc quét rác trở lên mệt nhọc hơn bội phần. Vuốt vội những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, cô Trần Thị Mai Loan kể về công việc lao công rất đỗi bình thường của mình.
Hơn 30 năm gắn bó với công việc quét rác, dù vất vả nhưng cô Trần Thị Mai Loan chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Bởi tình yêu nghề và cả sự trăn trở lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng.
Cô Trần Thị Mai Loan kể, từ năm 8 tuổi đã theo chân bố mẹ mưu sinh ở khu chợ Long Biên. Vốn quen với công việc vất vả từ nhỏ nên khi làm công nhân quét rác không gặp nhiều khó khăn. Cái khó với nghề không thấm tháp so với định kiến của xã hội. Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ rằng nghề lao công nhàn nhã, khi chỉ vài thao tác quét, dọn là hoàn thành công việc. Thực tế, công việc vất vả và áp lực. Mỗi ngày, ca trực của cô Trần Thị Mai Loan thu gom trung bình khoảng 10-15 xe rác với trong lượng mỗi xe khoảng 660 lít. Dưới cái nắng hè, nhìn thùng rác chất cao vượt qua đầu người được tập kết điểm thu gom số 9 Hòa Mã, mùi rác khiến mỗi người đi qua đều phải bịt mũi, ám ảnh mới thấu hiểu được công việc thầm lặng của những người lao công quét rác.
Đặc thù nghề quét rác gắn liền với nắng, mưa, với đường phố, bụi bặm và tiềm ẩn cả những tai nạn giao thông rình rập. Dù được phân ca trực hàng ngày nhưng những ngày trời mưa gió, người lao công phải tăng ca liên tục, phải dầm mưa ở ngoài đường thu gom rác, cành cây gẫy… để trả lại cảnh quan cho khu phố. Công việc vất vả, đòi hỏi người làm phải có sức khỏe và lòng nhiệt tình yêu nghề.
Tuyên truyền viên môi trường tích cực
Từ ngày 1/6/2024, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, 23 phường thuộc 5 quận của Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm) đã tổ chức thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn theo quy định bao gồm: chất thải tái chế, chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh, chất thải rắn sinh hoạt khác. Phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) là địa bàn được lựa chọn thí điểm đợt này.
Đây là đợt triển khai có tính đồng bộ trên địa bàn TP Hà Nội, tạo tiền đề cho việc triển khai thực hiện chương trình phân loại rác theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo quy định mới, thời gian bỏ rác khung cố định từ 18h-22h là lịch thu gom thống nhất giữa phường Phạm Đình Hổ và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội – chi nhánh Hai Bà Trưng tại các điểm tập kết.
Bên cạnh đó, phía Urenco 3 chuẩn bị vật tư thiết bị phục vụ công tác thí điểm phân loại rác tại nguồn, trang bị túi chứa rác tái chế cho từng công nhân trong quá trình thu rác (50 túi dứa; trang bị 10kg túi nilon trắng treo trên xe gom tại các điểm chốt ban đêm để người dân có nơi để bỏ rác tái chế); tuyên truyền, hướng dẫn người dân tới điểm thu rác tái chế, rác cồng kềnh thứ 7 hàng tuần tại điểm tập kết số 9 Hòa Mã.
Đánh giá kết quả sau thời gian thí điểm, cô Trần Thị Mai Loan cho biết, nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến rõ nét. Ban ngày, số lượng thu gom ít đi nhiều so với trước đây, cảnh quan khu phố khang trang, sạch sẽ, vắng bóng rác thải dưới lòng đường, vỉa hè. Kết quả tích cực trên nhờ tinh thần vào cuộc quyết liệt của chính quyền, cán bộ cơ sở, đặc biệt là công tác tuyên truyền “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tới từng người dân.
Với nhiệm vụ phục vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn khu vực xung quanh phường Phạm Đình Hổ, địa bàn có số lượng các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nhiều, lượng rác thải ra môi trường rất lớn, cô Trần Thị Mai Loan cùng với các tổ viên còn đảm trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở người dân về quy định mới. Có nhiều người nhiệt tình ủng hộ, nhưng một số người ngó lơ, tỏ thái độ cáu kỉnh, khó chịu. Đối diện với sự phản ứng của người dân, cô Trần Thị Mai Loan thường nhẹ nhàng giải thích để người dân hiểu về quy định mới, vì môi trường chung của cộng đồng, khu phố.
Đặc thù tuyến phố nội đô là tuyến phố ngắn, hẹp gây khó khăn trong hoạt động vận tải. Có thâm niên nghề, cô Trần Thị Mai Loan luôn kịp thời động viên, quan tâm đến những tổ viên, chia sẻ khó khăn để những người trẻ gắn bó với nghề. Phía sau tiếng chổi tre thầm lặng, cô Trần Thị Mai Loan ít nhiều có những khoảnh khắc vui vẻ, thanh âm hạnh phúc khi được người dân động viên, khích lệ nhất là trong những ngày lễ, Tết. “Hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường, đôi lúc cảm giác tủi thân nhưng khi nhận được lời chúc sức khỏe đầu năm của những người dân khu phố thân quen vơi bớt những nhọc nhằn, buồn tủi”, cô Trần Thị Mai Loan trải lòng.
Gắn bó nhiệt huyết với công việc, cô Trần Thị Mai Loan nhận được nhiều Giấy khen, đạt danh hiệu “Người tốt, Việc tốt” cấp TP. Tính đến năm 2025 là thời điểm cô Trần Thị Mai Loan sẽ nghỉ hưu nhưng với tâm nguyện “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”, cô Trần Thị Mai Loan cho biết sẽ gắn bó hết mình với công việc tô điểm ngõ phố Hà Nội, góp phần công sức nhỏ bé xây dựng một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.
Đặc thù tuyến phố nội đô là tuyến phố ngắn, hẹp gây khó khăn trong hoạt động vận tải. Có thâm niên nghề, cô Trần Thị Mai Loan luôn kịp thời động viên, quan tâm đến những tổ viên, chia sẻ khó khăn để những người trẻ gắn bó với nghề. Phía sau tiếng chổi tre thầm lặng, cô Trần Thị Mai Loan ít nhiều có những khoảnh khắc vui vẻ, thanh âm hạnh phúc khi được người dân động viên, khích lệ nhất là trong những ngày lễ, Tết. “Hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường, đôi lúc cảm giác tủi thân nhưng khi nhận được lời chúc sức khỏe đầu năm của những người dân khu phố thân quen vơi bớt những nhọc nhằn, buồn tủi”, cô Trần Thị Mai Loan trải lòng.
Gắn bó nhiệt huyết với công việc, cô Trần Thị Mai Loan nhận được nhiều Giấy khen, đạt danh hiệu “Người tốt, Việc tốt” cấp TP. Tính đến năm 2025 là thời điểm cô Trần Thị Mai Loan sẽ nghỉ hưu nhưng với tâm nguyện “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”, cô Trần Thị Mai Loan cho biết sẽ gắn bó hết mình với công việc tô điểm ngõ phố Hà Nội, góp phần công sức nhỏ bé xây dựng một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.
Đặc thù tuyến phố nội đô là tuyến phố ngắn, hẹp gây khó khăn trong hoạt động vận tải. Có thâm niên nghề, cô Trần Thị Mai Loan luôn kịp thời động viên, quan tâm đến những tổ viên, chia sẻ khó khăn để những người trẻ gắn bó với nghề. Phía sau tiếng chổi tre thầm lặng, cô Trần Thị Mai Loan ít nhiều có những khoảnh khắc vui vẻ, thanh âm hạnh phúc khi được người dân động viên, khích lệ nhất là trong những ngày lễ, Tết. “Hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường, đôi lúc cảm giác tủi thân nhưng khi nhận được lời chúc sức khỏe đầu năm của những người dân khu phố thân quen vơi bớt những nhọc nhằn, buồn tủi”, cô Trần Thị Mai Loan trải lòng.
Gắn bó nhiệt huyết với công việc, cô Trần Thị Mai Loan nhận được nhiều Giấy khen, đạt danh hiệu “Người tốt, Việc tốt” cấp TP. Tính đến năm 2025 là thời điểm cô Trần Thị Mai Loan sẽ nghỉ hưu nhưng với tâm nguyện “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”, cô Trần Thị Mai Loan cho biết sẽ gắn bó hết mình với công việc tô điểm ngõ phố Hà Nội, góp phần công sức nhỏ bé xây dựng một Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.
Mộc Miên