Đối với bệnh thận mãn tính (CKD), chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa tốt có thể là chìa khóa để chẩn đoán sớm.
Bệnh thận mãn tính là một tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 37 triệu người Mỹ trưởng thành, tức là 1/7 dân số. Tuy nhiên, nhiều người thậm chí không biết họ đang mắc bệnh này.
Lý do là bởi CKD là một căn bệnh thầm lặng, tiến triển không có triệu chứng khi thận mất dần chức năng và vĩnh viễn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Cuối cùng, khi mọi người bắt đầu gặp các triệu chứng, chẳng hạn như ngứa da, suy giảm khả năng đi tiểu và sụt cân không rõ nguyên nhân, cùng nhiều triệu chứng khác, điều đó có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn không thể phục hồi.
Vào lúc này, họ có thể đã mất nhiều chức năng thận đến mức cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Điều khiến mọi người lo ngại là CKD đang không ngừng gia tăng. Randy Luciano, bác sĩ chuyên khoa thận của Yale Medicine, cho biết: “Bệnh tiểu đường là nguyên nhân số một gây ra bệnh thận. Vì ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên chúng ta sẽ thấy bệnh thận cũng đang gia tăng”.
Dĩ nhiên, bệnh thận còn có những nguyên nhân khác, bao gồm béo phì và ít phổ biến hơn là bệnh thận đa nang, một tình trạng di truyền được đánh dấu bằng nhiều u nang trong thận.
Một khi bị CKD, những tổn thương đi kèm về thận sẽ không thể phục hồi được. Tuy nhiên, chẩn đoán và điều trị CKD sớm có thể giúp ngăn chặn bệnh tiến triển.
Tiến sĩ Luciano cho biết, thời gian qua, có những phương pháp điều trị mới được mô tả là “đột phá” nhờ khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh CKD trong nhiều năm và thậm chí có thể là nhiều thập kỷ.
Dưới đây, bác sĩ Luciano giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh thận mãn tính.
Bệnh thận mãn tính là gì?
Bệnh cận thận tính là thuật ngữ y học dùng để mô tả sự mất dần chức năng thận trọng trong khoảng thời gian ít nhất là ba tháng. Do đó, ngoài vấn đề suy thận, chất dư thừa và chất thải từ máu vẫn còn trong cơ thể và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ.
CKD có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng bệnh tiểu đường và huyết áp cao là hai nguyên nhân phổ biến nhất.
Nếu ai đó mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao có thể làm tắc nghẽn và thu hẹp các mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến tổn thương thận.
Ở những người bị huyết áp cao, lực máu đẩy vào thành mạch khắp cơ thể tăng lên, kể cả ở thận, ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể – các chức năng quan trọng của thận. Các vấn đề khác có thể dẫn đến CKD bao gồm viêm cầu thận, tình trạng viêm các bộ lọc nhỏ trong thận; viêm thận lupus, một bệnh tự miễn dịch; bệnh thận đa nang; và ung thư thận.
Làm thế nào để biết bạn có nguy cơ mắc bệnh CKD hay không?
Trong khi bất cứ ai cũng có thể phát triển mầm mống CKD, một số người có nguy cơ cao hơn. Nguy cơ tăng theo độ tuổi, đặc biệt, những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh CKD nhất.
Ngoài bệnh tiểu đường (loại 1 hoặc 2) và huyết áp cao, mọi người còn có nguy cơ cao hơn nếu họ mắc bệnh tim, béo phì hoặc tổn thương thận trước đây do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật.
Lịch sử gia đình cũng quan trọng. Tiến sĩ Luciano nói: “Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh CKD, suy thận hoặc rối loạn thận di truyền, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về sức khỏe thận khi bạn ở độ tuổi 20”.
Bệnh thận mạn có nguy cơ cao hơn và những người có người thân khác mắc bệnh này cũng có nguy cơ cao hơn.
Làm thế nào để phòng tránh CKD?
Tiến sĩ Luciano cho biết, điều tốt nhất để bảo vệ thận của bạn là thường xuyên đến gặp bác sĩ, hãy chia sẻ bất kỳ tiền sử gia đình nào về bệnh thận hoặc chạy thận.
Ông nói: “Nếu bạn kiểm tra thể chất và máu hàng năm hai hoặc ba năm một lần, bạn sẽ ít có khả năng bỏ sót bệnh CKD.
Nếu có điều bất thường, chẳng hạn như nồng độ creatinine tăng cao, ông khuyên nên lặp lại xét nghiệm máu mỗi năm một lần.
“Theo thời gian, bác sĩ có thể nhận thấy rằng creatinine của bạn hơi giảm, điều này sẽ khiến bạn phải hẹn tái khám với bác sĩ chuyên khoa thận, người có thể xem xét vấn đề này cẩn thận hơn.”
Đối với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh tim hoặc từ 65 tuổi trở lên, điều đặc biệt quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh CKD.
Tiến sĩ Luciano cho biết những người còn trẻ và khỏe mạnh nhưng có người thân thế hệ thứ nhất có tiền sử bệnh thận hoặc chạy thận nên cân nhắc việc sàng lọc.
“Rất có thể họ sẽ không mắc bệnh CKD nghiêm trọng khi còn nhỏ. Nhưng điều tốt nhất là đảm bảo rằng chúng ta không bỏ sót bất cứ điều gì khiến bản thân gặp nguy hiểm khi về già”, ông nói.
Cũng như nhiều căn bệnh khác, để phòng ngừa bệnh thận, bạn nên áp dụng một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, ít muối, chất béo và đường; uống đủ nước; hoạt động ít nhất 30 phút hầu hết các ngày; ngủ bảy đến tám giờ mỗi đêm; tránh hút thuốc; và giảm thiểu việc uống rượu.
Tiến sĩ Luciano nói: “Có một số người sẽ mắc bệnh thận bất kể họ làm gì, cũng như có những người sẽ mắc bệnh tim. Nhưng nếu chăm sóc tổng quát tốt, chẩn đoán và điều trị sớm, mọi người sẽ luôn khỏe mạnh.”
Theo yalemedicine.org
Thủy Kiều