Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), nhiều đối tượng thực hiện thủ đoạn lừa đảo giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, đánh cắp thông tin cá nhân của những người sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo Chat GPT.
Các đối tượng chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua Email, thông báo rằng thủ tục gia hạn gói đăng ký Chat GPT Plus không thể hoàn thành cho phương thức thanh toán không hợp lệ, yêu cầu truy cập vào đường link được đính kèm để cập nhật thêm thông tin. Khi click vào đường link, nạn nhân sẽ được chuyển hướng tới trang web với tên miền giả mạo, sở hữu giao diện giống với trang web chính thống của Open AI.
Tại đây, trang web sẽ yêu cầu người truy cập điền vào chỗ trống các thông tin như số căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ nhà, thông tin thẻ ngân hàng,… Sau khi làm theo hướng dẫn, trang web sẽ chuyển hướng nạn nhân tới màn hình chờ để giao dịch gia hạn gói đăng ký được xử lý, đây là lúc các đối tượng sẽ sử dụng thông tin ngân hàng của nạn nhân để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Trước thủ đoạn lừa đảo nêu trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được những tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Người dân cần kiểm tra kỹ địa chỉ Email của người gửi, xác minh tên miền của trang web thông qua các công cụ uy tín; cẩn trọng xác thực lại nội dung tin nhắn thông qua số điện thoại hoặc trang web chính thống của ứng dụng, phần mềm đang được sử dụng.
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thực hiện các giao dịch chuyển tiền khi chưa xác minh được tính chính thống của tin nhắn. Khi phát hiện thấy có dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần nhanh chóng báo cáo tin nhắn để đội ngũ kỹ thuật Google có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Ngoài thủ đoạn giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, lừa đảo qua tin nhắn khảo sát bầu cử Tổng thống Mỹ là 1 trong 5 thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần vừa qua.
Tại đây, trang web sẽ yêu cầu người truy cập điền vào chỗ trống các thông tin như số căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ nhà, thông tin thẻ ngân hàng,… Sau khi làm theo hướng dẫn, trang web sẽ chuyển hướng nạn nhân tới màn hình chờ để giao dịch gia hạn gói đăng ký được xử lý, đây là lúc các đối tượng sẽ sử dụng thông tin ngân hàng của nạn nhân để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Trước thủ đoạn lừa đảo nêu trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được những tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Người dân cần kiểm tra kỹ địa chỉ Email của người gửi, xác minh tên miền của trang web thông qua các công cụ uy tín; cẩn trọng xác thực lại nội dung tin nhắn thông qua số điện thoại hoặc trang web chính thống của ứng dụng, phần mềm đang được sử dụng.
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thực hiện các giao dịch chuyển tiền khi chưa xác minh được tính chính thống của tin nhắn. Khi phát hiện thấy có dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần nhanh chóng báo cáo tin nhắn để đội ngũ kỹ thuật Google có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Ngoài thủ đoạn giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, lừa đảo qua tin nhắn khảo sát bầu cử Tổng thống Mỹ là 1 trong 5 thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần vừa qua.
Cụ thể, theo Cục An toàn thông tin, bước vào thời điểm ngày bầu cử cận kề, nhiều người dân Mỹ cho biết họ nhận được nhiều tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin để tiến hành khảo sát tình hình bầu cử. Thực chất đây là thủ đoạn lừa đảo, nhắm tới nạn nhân là những công dân lớn tuổi, ít hiểu biết về các thiết bị công nghệ.
Các đối tượng giả mạo là nhân viên thuộc các bộ, ban, ngành của chính quyền địa phương, tiếp cận người dân thông qua tin nhắn, dụ dỗ tham gia cung cấp thông tin phiếu bầu nhằm cập nhật tình hình bầu cử theo thời gian thực đồng thời phục vụ công tác vận động của các ứng viên.
Để gây dựng lòng tin đối với nạn nhân, các đối tượng chủ động lắng nghe, đồng tình với quan điểm chính trị của nạn nhân, đồng thời hứa hẹn sẽ tiếp tục kêu gọi nhiều người ủng hộ nhằm gia tăng số phiếu bầu của ứng viên mà nạn nhân tin tưởng và ủng hộ. Sau đó, các đối tượng gửi đường link, yêu cầu nạn nhân truy cập để điền các thông tin cá nhân và tiến hành làm khảo sát.
Trước thực trạng lừa đảo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cẩn trọng khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm thông qua tin nhắn. Cẩn trọng xác thực danh tính, đơn vị công tác của người gửi thông qua số điện thoại hoặc cổng thông tin điện tử chính thống.
Người dân tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, thực hiện chuyển tiền khi chưa xác minh được danh tính đối tượng. Khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và truy vết đối tượng.