Sự gia tăng dân số tự nhiên hiện có. Tuy vậy, quá trình này không gây ảnh hưởng quá lớn tới đô thị hóa vì mức độ gia tăng dân số tự nhiên của thành thị thấp hơn nông thôn. Dân cư ở nông thôn sang thành phố để sinh sống và làm việc. Lý do là dân cư ở nông thôn muốn hưởng những lợi ích như: cơ hội việc làm tăng, điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe thuận lợi, giáo dục cao,… ở thành thị. Lối sống thành thị trở nên thông dụng do xã hội ngày càng phát triển hơn. Nhiều doanh nghiệp đầu tư về cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại lớn, khu vui chơi giải trí,… để thỏa mãn nhu cầu con người. Các khu công nghiệp mọc lên thu hút những người lao động từ nông thôn tới thành thị để sinh sống và làm việc. Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc các khu công nghiệp mọc lên liên tục, điều đó giúp cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn.
Đô thị hóa là một quá trình mở rộng đô thị với những biểu hiện đặc trưng như: sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị; sự tập trung của dân cư tại các thành phố lớn, lối sống thành thị trở nên rộng rãi,… Ở các nước phát triển như Châu Âu thường có mức đô thị hóa cao hơn so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đô thị ở các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa sẽ thấp hơn so với các nước đang phát triển.
Sự mở rộng không ngừng của lãnh thổ đô thị
Dân cư sinh sống tại các thành phố lớn ngày càng gia tăng. Trong 50 năm đầu tiên của thế kỷ 20, các thành phố có từ 10 vạn dân trở lên đều có dân số tăng từ 350 – 960 triệu, tương đương với khoảng 5.5% – 16% dân số thế giới. Người ta cũng dự đoán trong những năm đầu của thế kỷ tiếp theo, ước tính sẽ có khoảng 45% dân thành thị sinh sống tại các thành phố triệu dân. Lãnh thổ đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng. Trên toàn thế giới, những thành phố có diện tích khoảng 3 triệu km2 chiếm 2% lục địa. Tại khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, các thành phố lớn chiếm đến 5% toàn lãnh thổ. Tại Anh, vào đầu thế kỷ mới có 5% diện tích lãnh thổ là thành phố, nay đã tăng lên 11%. Và dự đoán, con số này sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 25%. Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của cư dân nông thôn đến gần hơn lối sống thành thị về nhiều mặt. Cụ thể như các hoạt động vui chơi giải trí, hệ thống bệnh viện,… ngày càng được nâng cao ở khu vực nông thôn.
Nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam?
Quá trình di dân từ nông thôn sang thành thị: Những người nông dân ở khu vực nông thôn có đời sống thấp, thu nhập bấp bênh, cơ hội việc làm không cao. Vì vậy, họ thường có xu hướng đổ về các thành phố lớn để làm việc. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao: Khi tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử vong sẽ dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Kèm theo đó là hàng loạt các vấn đề như thiếu việc làm, thu nhập bất ổn,… Vì vậy, họ sẽ di chuyển đến những khu vực có kinh tế phát triển hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn để sinh sống.
Đô thị hóa theo xu hướng phát triển chung của đất nước
Phát triển đô thị được coi là động lực phát triển của nền kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập với những đóng góp quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Quá trình đô thị hóa đem đến cho mỗi địa phương, khu vực và cả quốc gia cơ hội phát triển cũng như sự tăng trưởng vượt bậc ở hầu hết các lĩnh vực. Trong nhiều năm qua, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển đô thị đã được quan tâm kịp thời, được bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện để phát triển đô thị có hiệu quả.
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 phê duyệt điều chỉnh Định hướng phát triển tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, giai đoạn 2000-2010, Việt Nam bắt đầu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Kết quả trong giai đoạn này, các khu đô thị của Việt Nam tăng 2,8% hằng năm, nằm trong số các nước có tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 06-NQ/TW) nhận định: Sau 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm vừa qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.
Thống kê đến cuối năm 2022, Việt Nam đã có 888 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Tỷ lệ đô thị hoá xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 35,7% năm 2015, đạt gần 40% năm 2020 và 41,5% năm 2022. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao.
Trình độ phát triển kinh tế càng cao dẫn đến tốc độ đô thị hóa càng nhanh. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của con người. Không thể phủ nhận rằng yếu tố vật chất và tinh thần có quan hệ mật thiết với nhau. Khi chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện, sự cởi mở về tinh thần cũng từ đó được cởi mở hơn.
Thế Mạnh – Đoàn Hữu