Siêu Trăng tháng 8 là siêu trăng đầu tiên của năm và được gọi là siêu Trăng xanh bởi nó là trăng tròn thứ ba trong 4 lần Trăng tròn trong cùng một mùa thiên văn.
Theo Hội Thiên văn Hà Nội, vào chiều tối ngày 19/8 và rạng sáng ngày 20/8, Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái đất vì Mặt trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này xảy ra lúc 01 giờ 27 phút sáng 20/8 (giờ Việt Nam). Lần trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng cá tầm vì cá tầm lớn ở Ngũ Hồ và các hồ lớn khác dễ bị đánh bắt hơn vào thời điểm này trong năm.
Mặt trăng này còn được gọi là Mặt trăng này cũng được biết dưới cái tên Trăng Ngô Xanh và Trăng Ngũ cốc. Bởi vì đây là lần trăng tròn thứ ba trong số bốn lần trăng tròn trong mùa này nên nó được gọi là trăng xanh. Sự kiện lịch hiếm hoi này chỉ xảy ra vài năm một lần, làm nảy sinh thuật ngữ “trăng xanh một lần”. Thông thường chỉ có ba lần trăng tròn vào mỗi mùa trong năm. Tuy nhiên vì chu kỳ của trăng tròn xảy ra cứ 29, 53 ngày một lần nên thỉnh thoảng một mùa sẽ có 4 lần trăng tròn. Trăng tròn thêm trong mùa được gọi là trăng xanh. Trăng xanh xuất hiện trung bình 2,7 năm một lần.
Mặc dù được gọi là “siêu trăng xanh” nhưng bạn sẽ thấy trăng tròn tháng 8 có màu… hơi cam, sắc độ đậm nhạt khác nhau tùy theo khu vực quan sát. Có 2 hiện tượng đóng góp cho màu cam kỳ lạ này.
Thứ nhất là trăng mùa hè thường treo thấp, do đó mặt Trăng các tháng 5, 6, 7, 8 và có thể cả tháng 9 mọc lên ở phía đường chân trời và buộc chúng ta ngắm nhìn nó qua một lớp khí quyển dày hơn khi trăng đã lên cao.
Lớp khí quyển này cũng hoạt động như một lăng kính dẫn đến tán xạ ánh sáng, khiến chúng ta thấy trăng bị ngả về sắc đỏ hơn thường lệ một chút.
Nếu ngắm Trăng vào lúc hoàng hôn vào các tháng khác, bạn cũng sẽ thấy nó có màu phớt hồng cam, trong khi trăng lên cao thường có ánh bạc trong trẻo.
Lý do thứ hai là nếu bầu không khí mà bạn nhìn qua bị ô nhiễm bởi khói bụi và nhất là khói cháy rừng mùa Hè, màu cam này sẽ càng sậm hơn.
Theo Date and Time, tính đến sáng ngày 19/8 và theo góc quan sát từ TP Hồ Chí Minh, siêu trăng đã đạt độ tròn trên 99% và sẵn sàng để xuất hiện trong trạng thái đẹp nhất vào tối nay.
Tờ Live Science cho biết siêu Trăng tháng 8 sẽ là siêu trăng đầu tiên của năm và được gọi là siêu trăng xanh bởi nó là trăng tròn thứ 3 trong 4 trăng tròn trong cùng một mùa thiên văn.
Ngoài ra, còn một loại siêu Trăng xanh khác là siêu Trăng xanh theo tháng – chỉ trăng tròn thứ 2 trong cùng một tháng.
Theo NASA, cả 2 loại Trăng xanh này thường chỉ xảy ra một lần trong 2-3 năm.
Theo Time and Date, thời điểm Trăng tròn tuyệt đối theo giờ Việt Nam sẽ là 1 giờ 27 phút rạng sáng 20/8.
Tuy vậy, nếu muốn ngắm siêu trăng to nhất và cam nhất có thể, bạn nên tranh thủ ngắm trăng lúc hoàng hôn chiều ngày 19/8.
Đó sẽ là lúc hiện tượng “ảo ảnh Mặt Trăng” do góc độ quan sát khiến mặt trăng có màu cam đậm nhất trong buổi tối và cũng khiến nó trông có vẻ to hơn thường lệ, do một kiểu ảo ảnh thị giác.
Nếu bỏ lỡ, người yêu thiên văn vẫn có cơ hội ngắm các siêu Trăng khác vào tháng 9, 10 và 11 sắp tới. Trong đó, Trăng tròn tháng 10 sẽ ở gần Trái Đất nhất nên cũng sẽ là siêu Trăng lớn nhất.
Trăng xanh theo mùa gần đây nhất là vào tháng 10/2020 và tháng 8/2021; Trăng xanh theo mùa tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 5/2027.
Trang EarthSky cho biết lần Trăng Xanh gần nhất mà chúng ta đã được chiêm ngưỡng vào ngày 30 – 31/8/2023 và nó là Trăng Xanh theo tháng. Nhưng Trăng Xanh của ngày 20/8 năm 2024 thì khác. Đây là lần trăng tròn thứ ba trong bốn lần Trăng tròn trong một mùa, với một mùa duy nhất được định nghĩa là thời gian giữa ngày hạ chí và ngày xuân phân. Trên thực tế, đây cũng là một siêu Trăng, là siêu Trăng đầu tiên trong bốn lần siêu Trăng liên tiếp.