Với tốc độ lên tới trên Mach 10 và tầm bắn tối đa 5.500 km, tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik đặt mọi căn cứ của NATO ở châu Âu trong tầm bắn.
Trong bài phát biểu công bố hệ thống tên lửa Oreshnik hôm 21 tháng 11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng Moscow có quyền “sử dụng vũ khí của mình chống lại các cơ sở quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ chống lại các cơ sở nằm sâu trong lãnh thổ Nga”.
Tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik mới của Nga có tốc độ bay 2,5-3 km/giây, mang phần chiến đấu 1-1,2 tấn, được trang bị nhiều đầu đạn tái nhập mục tiêu độc lập và được chỉ định là tên lửa tầm trung, có nghĩa là tầm bắn lên tới 5.500 km.
Trong quá trình triển khai chiến đấu thử nghiệm chống lại mục tiêu công nghiệp-quân sự của Ukraine vào 21 tháng 11, Oreshnik được cho là đã di chuyển hơn 1.000 km từ vùng Astrakhan của Nga đến Dnepropetrovsk.
Sau đây là một số cơ sở quan trọng của NATO nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung siêu thanh mới này, hãng RIA dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết.
Đông Âu
Ba Lan: Căn cứ không quân Lask (nơi đồn trú thường trực của Không quân Mỹ). Các địa điểm hoạt động tiền phương Powidz, Zagan và Poznan (nới có kho vũ khí và thiết bị của Quân đội Mỹ).
Quân đội Mỹ đồn trú tại Ba Lan (Bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn V), ở Poznan. Căn cứ Redzikowo (nơi có căn cứ phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ).
Estonia: Căn cứ không quân Amari (nằm ở Harjumaa, phía bắc Estonia được coi là chìa khóa cho các hoạt động “kiểm soát không phận” của NATO trên Biển Baltic).
Latvia: Khu huấn luyện quân sự Selonia (được coi là trại huấn luyện lớn nhất của NATO ở vùng Baltic).
Litva: Căn cứ quân sự Rudninkai (tương lai là căn cứ thường trực đầu tiên của Đức ở nước ngoài; dự kiến sẽ đồn trú khoảng 5.000 binh sĩ của Quân đội Đức khi hoàn thành).
Romania: Căn cứ quân sự Deveselu (một địa điểm đặt hệ thống Aegis Ashore khác của Mỹ).
Căn cứ quân sự Mihail Kogalniceanu (căn cứ cực đông của NATO tại châu Âu, là nơi đặt Bộ tư lệnh khu vực Biển Đen của Nhóm hỗ trợ quân đội Mỹ).
Bungari: Căn cứ không quân Bezmer (nơi lưu trữ tiềm năng quan trọng cho máy bay tầm xa của Mỹ). Novo Selo Range (căn cứ huấn luyện lớn của NATO) và căn cứ không quân Graf Ignatievo.
Kosovo: Trại Bondsteel, được thành lập vào năm 1999 sau khi NATO ném bom Nam Tư và chiếm đóng Kosovo. Đây được coi là căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Balkan.
Bắc Âu
Phần Lan: Mikkeli (nơi ở tương lai của Bộ tư lệnh mặt đất của NATO, chỉ cách biên giới Nga 150 km).
Thụy Điển: Căn cứ Hải quân Karlskrona (chìa khóa cho các tính toán của NATO nhằm thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn Biển Baltic).
Tây Âu
Đức: Nơi có lực lượng đồn trú lớn nhất của Mỹ tại Châu Âu và là nơi triển khai quân đội Mỹ lớn thứ hai ở nước ngoài, sau Nhật Bản. Nơi có khoảng 35.000 quân và nhân viên hỗ trợ.
Căn cứ không quân Ramstein (căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ và NATO ở Châu Âu, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của Mỹ trong khu vực và Trung Đông, bao gồm cả chương trình máy bay không người lái từng được giữ bí mật của Mỹ).
Ngoài ra còn có các căn cứ không quân Spangdahlem; Căn cứ không quân NATO Geilenkirchen; Căn cứ không quân Buchel (lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ); Quân đội Mỹ đồn trú tại Ansbach, Bavaria, Rheinland-Pfalz, Stuttgart và đồn trú tại Wiesbaden.
Bỉ: Quân đội Mỹ đồn trú Benelux và Căn cứ không quân Kleine Brogel (lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ).
Hà Lan có căn cứ không quân Volkel (lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ).
Ý: Một quốc gia đồn trú quan trọng khác của Mỹ tại Châu Âu. Điểm xuất phát và/hoặc điểm trung chuyển cho các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở Trung Đông và Bắc Phi, bao gồm cả cuộc không kích năm 2011 chống lại Libya, gây ra làn sóng người di cư và người tị nạn tràn vào Châu Âu qua Ý.
Căn cứ không quân Aviano (lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ); Căn cứ không quân Ghedi; Căn cứ không quân Hải quân Sigonella, Sicily; Căn cứ hoạt động hỗ trợ hải quân Naples (Trụ sở Hạm đội 6 Mỹ).
Hy Lạp: Căn cứ hoạt động hỗ trợ hải quân Vịnh Souda, Crete.
Anh quốc: Căn cứ Không quân Hoàng gia Lakenheath; Căn cứ Không quân Hoàng gia Mildenhall; căn cứ Không quân Hoàng gia Alconbury/Molesworth; Căn cứ Fairford, Welford (điểm dừng chân chung cho máy bay ném bom chiến lược và tấn công của Mỹ).
Ngoài ra còn có căn cứ Không quân Hoàng gia High Wycombe (RAF HQ); Căn cứ Hải quân Portsmouth (nơi đóng quân của hai phần ba hạm đội tàu nổi của Hải quân Hoàng gia).
Tây Ban Nha: Căn cứ Hải quân Rota (nơi đồn trú cố định của sáu tàu khu trục tên lửa Mỹ). Cơ sở chiến lược quan trọng cho các hoạt động của Mỹ ở Biển Địa Trung Hải và căn cứ không quân Moron.
Bồ Đào Nha: Căn cứ không quân Lajes, Quần đảo Azores (trung tâm hậu cần xuyên Đại Tây Dương quan trọng của NATO, có thể trở thành mục tiêu nếu Oreshnik có thể được tái triển khai từ khu vực Astrakhan đến các địa điểm phóng mới ở đâu đó phía tây Moscow).
Tiến Thành