Ca khúc nào mà “hot” đến vậy?
Những ca khúc Việt nổi tiếng ở nước ngoài không hiếm, nhưng bạn có biết, từng có ca khúc được yêu thích nồng nhiệt ở Nhật trong một thời gian dài, từng lọt vào nhiều bảng xếp hạng âm nhạc tại quốc gia này, bán được cả hàng triệu bản album? Đó chính là ca khúc Diễm Xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
“Diễm xưa” đến với khán giả Nhật lần đầu tiên là năm 1970, ngay lập tức, ca khúc trở thành Top Hit tại Nhật Bản. Ca khúc này và một số bài khác của Trịnh Công Sơn như “Hạ trắng” (Gekkabijin – Nguyệt hạ mỹ nhân) sau đó đã được hãng Columbia thu đĩa.
Năm 1978, hãng NHK thực hiện bộ phim truyện nhiều kỳ “Sài Gòn Kara Kita Tsuma To Musuko” nội dung về những khác biệt văn hóa trong gia đình giữa một người đàn ông Nhật lấy vợ Việt Nam, dựa trên cuốn sách do ký giả Kondo Koichi viết về câu chuyện chính gia đình ông. Tuy không có liên hệ gì với bộ phim, nhưng bài “Diễm xưa” đã được dùng làm nhạc chủ đề của phim. Bộ phim được đông đảo khán giả yêu thích và một lần nữa, bản nhạc lại dẫn đầu trong bảng xếp hạng của xứ sở Hoa Anh Đào.
Hai mươi năm sau, năm 1998, Đài NHK lại phát ca khúc “Diễm xưa” lần nữa, bài hát lại gây “sốt” ở Nhật. Và tháng 8-2002, khi nữ ca sĩ Tendo Yoshimi (Thiên Đồng) 45 tuổi (người đã từng đến Việt Nam) mặc “áo dài”, hát bài “Diễm xưa” bằng tiếng Nhật, do NHK thu và phát hình, thì người Nhật đã coi “Diễm xưa” như một ca khúc “của mình”. Đến ngày 31-12-2003, Tendo tiếp tục trình diễn “Utsukushi Mukashi” trong chương trình Hồng Bạch (chương trình văn nghệ tổng kết thành tích nghệ sĩ trong năm) do NHK tổ chức.
“Diễm xưa” nổi tiếng đến nỗi, trường đại học Kansai Gakuin của xứ sở Phù Tang quyết định đưa vào chương trình giáo dục về bộ môn văn hóa Việt Nam của trường, với “giáo trình” là một cuốn sách viết về bài hát “Diễm xưa” và đĩa DVD giới thiệu ca khúc này.
Được biết, Đại học Kwansei Gakuin Nhật Bản được thành lập năm 1889, được nằm ở khu vực Kansai. Trường được tiền thân là Học viện Kwansei được xây dựng bởi Walter Russell Lambuth.
Đây là một trường đại học tổng hợp bao gồm 14 trường đại học và 14 trường sau đại học, cung cấp môi trường học tập đa dạng với các lựa chọn cho sinh viên. Đại học Kansai hiện có mặt trong Top 70 trường học hàng đầu Nhật Bản và Top 350 trường học xuất sắc nhất thế giới theo Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới QS Top Universities.
Các phòng học chuyên môn được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, điển hình là phòng học thí nghiệm có nhiều dụng cụ hiện đại phục vụ cho việc học và nghiên cứu. Thư viện của trường có nhiều sách cùng với những máy tính phục vụ xuyên suốt 24/24.
Ngoài ra, lịch sử ra đời của ca khúc này còn gắn liền với một trường Đại học khác ở Huế.
Diễm xưa là một trong những tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca khúc là nỗi niềm của ông trong mối tình đầu của chính ông với nàng thơ tên Ngô Vũ Bích Diễm.
Trịnh Công Sơn từng kể lại: “Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết…”. Từ cảm hứng ấy mà Diễm xưa đã ra đời.
Trường Đại học Văn khoa ở Huế là cái tên gây thương nhớ với nhiều thế hệ sinh viên miền Trung-Tây Nguyên và cả nước.
Theo các tài liệu đã công bố, tiền thân của Trường ĐH Văn khoa là Ban Văn chương – một trong 5 ban của Phân khoa Văn khoa, được thành lập ngày 1.3.1957. Đến ngày 1.2.1959, Viện ĐH Huế chính thức ký quyết định thành lập Trường ĐH Văn khoa.
Trước năm 1975, ĐH Văn khoa Huế có quy mô đào tạo khá lớn. Mỗi khóa có hàng trăm sinh viên, bao gồm các ban khác nhau: Việt văn, Pháp văn, Anh văn, Triết học, Sử địa… Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy và quản lý ban Văn chương có nhiều giáo sư, giảng sư danh tiếng lúc bấy giờ: Vương Hồng Sển, Lê Tuyên, Thuần Phong, Phạm Lương Hàn, Huỳnh Đình Tế, Trương Văn Chình, Giản Chi – Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Qưới…
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Trường ĐH Tổng hợp Huế được thành lập trên cơ sở sáp nhập các trường ĐH thuộc Viện Đại học Huế cũ: Văn khoa và Khoa học. Đến năm 1980, Khoa Ngữ văn chính thức được tách ra thành một khoa riêng.