“Dù lầm lỡ, nhưng ở lứa tuổi các cháu còn là học sinh, ngồi trên ghế nhà trường thì vẫn đáng được Nhà nước quan tâm có chính sách đặc biệt”, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thuỷ. Ảnh: P.Thắng
Ngày 27/8, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách bàn thảo Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm cho ý kiến là biện pháp xử lý chuyển hướng.
Tội phạm tăng, hình phạt giảm nhẹ, tác động thế nào cần đánh giá kỹ
Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Một trong những mục đích xử lý chuyển hướng là “giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội”.
Nêu ý kiến, đại biểu Ma Thị Thuý (Tuyên Quang) đánh giá quy định như dự thảo luật tạo cơ hội cho người chưa thành niên nhìn nhận và chịu trách nhiệm với hành vi của minh mà không để lại án tích, ngăn ngừa sự miệt thị sau này hay tác động bất lợi khi bị đưa ra xử lý.
Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) bày tỏ băn khoăn với quy định áp dụng biện pháp chuyển hướng.
Ông dẫn Bộ luật Hình sự hiện hành quy định 14 tội không áp dụng xử lý chuyển hướng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 8 tội không áp dụng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Dự thảo luật quy định chỉ còn áp dụng với 11 tội cho cả 2 nhóm đối tượng trên, trong đó loại trừ một số tội mà theo ông Long, số liệu thống kê cho thấy đang gia tăng, có thể dẫn đến giảm sự răn đe, phòng ngừa.
“Năm 2023, tội phạm ở người chưa thành niên tăng 14% và xu hướng năm nào cũng tăng. Thay đổi chính sách hình sự trong bối cảnh tội phạm tăng, hình phạt giảm nhẹ thì tác động thế nào cần đánh giá kỹ, không nên loại trừ triệt để và quá lớn như Điều 38 Dự thảo Luật”, ông Long góp ý.
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai). Ảnh: P.Thắng
Theo quy định của dự thảo luật, 12 biện pháp xử lý chuyển hướng: Khiển trách; Xin lỗi bị hại; Bồi thường thiệt hại; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quản thúc tại gia đình; Hạn chế khung giờ đi lại; Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Phát biểu sau đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thuỷ cho hay, dự thảo thiết kế 4 điều luật (35, 37, 38 và 51) liên quan các biện pháp xử lý chuyển hướng, có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau.
Theo bà, Bộ luật Hình sự quy định 14 tội không áp dụng xử lý chuyển hưởng với người từ 14-16 tuổi, tức chỉ áp dụng hình phạt hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. “Chỉ có 2 con đường đó thì tính nhân văn cần xem xét khi thời gian tạm giam dài”, bà Thuỷ nói.
Hình phạt rất dễ, có hệ thống tư pháp thân thiện mới là điều khó
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, khi khảo sát ở 3 trường giáo dưỡng thì nhìn thấy nhiều hoàn cảnh đáng thương. Như trường ở Đồng Nai có khoảng 60% cháu có hoàn cảnh là bố mẹ ly hôn, mồ côi, hay bố mẹ đang chấp hành án… Tỷ lệ này ở Đà Nẵng là 53% và Ninh Bình là 24%.
“Dù lầm lỡ, nhưng ở lứa tuổi các cháu còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì vẫn đáng được Nhà nước quan tâm có chính sách đặc biệt”, bà Thuỷ nêu quan điểm.
Nhấn mạnh việc xây dựng dự thảo luật đang thể chế hóa Chỉ thị 28 của Bộ Chính trị về phát triển hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em, bà Thủy cũng cho hay, dù áp dụng chuyển hướng ở một số tội nhưng chế tài không thay đổi so với luật hiện hành, chỉ đảm bảo thân thiện và nhân văn hơn, cụ thể là chỉ giảm thời gian bị tạm giam.
“Với các cháu thiếu niên phạm tội, nếu áp dụng hình phạt thì rất dễ, nhưng Nhà nước và công ước quốc tế đặt ra yêu cầu hệ thống tư pháp thân thiện mới là điều khó. Cuộc đời các cháu còn dài, chỉ có hình phạt là không phù hợp”, theo lời Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng cho hay, một trong những điều kiện để được áp dụng xử lý chuyển hướng là phải có đề nghị của người chưa thành niên.
“Không có sự tự nguyện, thành tâm sửa chữa lỗi lầm từ phía người chưa thành niên thì không thể được áp dụng biện pháp này vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ tái phạm khi được xử lý chuyển hướng tại cộng đồng. Trường hợp người chưa thành niên không đề nghị áp dụng xử lý chuyển hướng thì phải chịu hình phạt”, theo Thường trực Ủy ban Tư pháp.
Ngoài hình phạt tù có thời hạn, dự thảo luật tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự về 3 loại hình phạt khác (gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ). Việc này, nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội, đồng thời thể chế hóa Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị “giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ…”
Có trại giam riêng hoặc phân khu riêng cho người chưa thành niên trong trại giam
Vấn đề nữa, theo cơ quan thẩm tra, hiện số lượng người chưa thành niên chấp hành án tại các trại giam không lớn, nhưng được bố trí ở nhiều trại giam trên cả nước, đáng lưu ý có những trại giam chỉ có khoảng hơn 20 phạm nhân là người chưa thành niên.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). Ảnh: P.Thắng
Điều này gây khó khăn cho việc bố trí dạy văn hóa, dạy nghề, cũng như khó đáp ứng được các yêu cầu riêng đặt ra đối với người chưa thành niên. “Nếu chỉ quy định 1 mô hình như dự thảo luật là trại giam riêng, thì trước mắt có thể sẽ khó khăn về nguồn lực bảo đảm”, Thường trực Ủy ban Tư pháp nêu.
Để vừa đáp ứng yêu cầu, cơ quan thẩm tra cho rằng, phải có khu vực chấp hành án dành riêng đối với người chưa thành niên nhằm tạo thuận lợi cho công tác giáo dục, phục hồi; vừa bảo đảm tính ổn định của luật, tạo cơ sở pháp lý để sau này khi bố trí được nguồn lực sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu về cơ sở giam giữ đối với người chưa thành niên; cũng vừa có thể kế thừa cơ sở vật chất hiện có.
Từ các lý do trên, dự thảo luật đề xuất chỉnh lý theo hướng quy định cả 2 mô hình, gồm: trại giam riêng hoặc phân trại dành riêng cho người chưa thành niên trong trại giam. Căn cứ điều kiện thực tiễn, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mô hình phù hợp cho từng giai đoạn.
Nêu ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng không nhất thiết phải xây dựng trại giam riêng cho người chưa thành niên.
Ông Hòa phân tích, hiện dự thảo luật đã quy định về xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Theo các quy định tại dự thảo thì rất nhiều trẻ em phạm tội sẽ được xử lý chuyển hướng, không bị giam giữ tại các trại giam mà có thể vào trường giáo dưỡng hoặc cho phép ở ngoài cộng đồng.
“Ta xây dựng trại giam riêng có thể chỉ giam giữ 5 – 7 người thì lãng phí, nhất là với điều kiện ngân sách hiện nay”, ông Hòa nêu và tán thành có phân khu riêng cho người chưa thành niên trong trại giam.
Chung mối quan tâm, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) nói, trước mắt cần quan tâm đặc biệt đến phân trại cho người chưa thành niên trong trại giam. Khi có điều kiện, theo ông Gia, cần xây dựng trại giam riêng cho người chưa thành niên.
Từ 1/7/2025, hình thức, nội dung, thời gian thi tuyển công chức sẽ áp dụng theo quy định mới tại Nghị định số 1702025/NĐ-CP. Quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội bắt buộc Bổ sung nhiều loại...
Quý II, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động rất mạnh, tuy nhiên, hoạt động giao dịch vẫn rất sôi động. Trên bảng xếp hạng thị phần môi giới, vẫn là những cái tên quen thuộc nhưng vị...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia được tổ chức trong bối cảnh nhiều địa phương vừa sáp nhập, mô hình chính quyền chuyển đổi từ ba cấp sang hai cấp, cùng áp lực từ Chương trình GDPT 2018, việc...
Các đơn vị quản lý đường bộ được giao rà soát lại tất cả biển báo giao thông để phù hợp với việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, thành phố. Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập...
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025. ...
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2025 bổ sung nhiều điểm mới quan trọng trong xử lý tội phạm ma túy. Quy định mới về thi tuyển công chức áp dụng...
Sáng 4/7, áp thấp trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, sức gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Giá vàng hôm nay (4/7): Vàng...
Ngày 4/7, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ...
Tối 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm bài thi các môn của thí sinh thi vào lớp 10 cùng điểm chuẩn tuyển sinh của từng trường. Công tác chấm thi – Không để...
Trận tứ kết FIFA Club World Cup 2025 diễn ra vào lúc 03h00 ngày 6/7 sẽ chứng kiến cuộc đọ sức đầy duyên nợ giữa Real Madrid và Borussia Dortmund. Dù lịch sử đối đầu và phong độ gần đây...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư...
Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại...
Giá vàng hôm nay (4/7): Trong khi vàng thế giới đi ngang, vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thêm, sức gió mạnh cấp 6...
Hôm nay (4/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại khả năng Mỹ sẽ khôi phục thuế quan cao hơn, trong khi các nhà sản xuất lớn được dự báo sẽ sớm tăng...
Tỷ giá USD hôm nay (4/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước. Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại hầu hết bằng hoặc đi lên cao hơn phiên...
Dự báo ngày 4/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to. Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thêm, sức gió mạnh cấp 6 – 7,...
Trong bối cảnh quan hệ Nga-Azerbaijan đang trở nên căng thẳng, một câu hỏi dấy lên rằng, liệu Nga có không kích Azerbaijan như Israel làm với Iran? NATO có thể chiếm Odessa? Đổi hoà bình lấy đất hiếm...
Một bệnh nhân 30 tuổi, ở Hải Phòng, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Điều đáng nói, bệnh này đã được cảnh báo nhiều lần...
Tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức ngày 3/7, ông Phan Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y thông tin về kết quả xử lý đối với cán...
Trên các vườn cà phê tại Tây Nguyên, một vụ thu hoạch mới được dự báo là bội thu sắp bắt đầu. Đối với người dân tại Tây Nguyên lúc này, điều họ quan tâm nhất chính là giá cà...
Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết giao mùa như hiện nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ nhập viện mắc viêm màng não, nguyên nhân chủ yếu là do...
Mới đây, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai đã ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của...
Ưu điểm về kích thước và khoảng sáng gầm khiến VinFast VF 3 trở thành chiếc xe đa-zi-năng trong đô thị. Đồng thời, giá bán hấp dẫn cùng chi phí sử dụng rẻ càng giúp mẫu xe nhỏ này chinh phục số đông người tiêu...
Thế giới đang đối mặt với ba cuộc chuyển đổi gồm: công nghệ, AI và chuyển đổi xanh. Đặc biệt, dữ liệu sẽ chuyển đổi thành tiền. Việt Nam sẽ trở thành cái nôi cung cấp tài năng công nghệ cho thế giới trong bối...