Chiến dịch biểu tình đã được khởi động từ thứ Hai. Sau 3 ngày không nhận được thiện chí đàm phán từ phía tập đoàn, cuộc biểu tình đã leo thang và trở thành một cuộc đình công “vô thời hạn”.

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Samsung cho biết: “Samsung đảm bảo không có bất kỳ sự gián đoạn trong dây chuyền sản xuất, sẵn sàng đàm phán và cam kết tham gia đàm phán thiện chí với công đoàn”. Điều này trái ngược với tuyên bố mới nhất trên website của NSEU, dây chuyền sản xuất đã bị gián đoạn trong một số khâu để thuyết phục ban lãnh đạo tập đoàn ngồi vào bàn đàm phán.

“Chúng tôi tự tin sẽ chiến thắng”, NSEU tuyên bố thêm.

Hiện vẫn chưa xác định được con số chính xác về số công đoàn viên thuộc NSEU đã tham gia vào cuộc đình công. Tuy vậy, đã có 6.540 công đoàn viên NSEU tham gia vào 3 ngày biểu tình đầu tiên. Con số này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nhân lực của Samsung, ước tính khoảng 267.860 người trên toàn cầu, trong đó có 120.000 người làm việc tại Hàn Quốc.

Năm 2024, NSEU và ban lãnh đạo Tập đoàn Samsung liên tục có những đàm phán về tăng mức lương và cải thiện điều kiện làm việc nhưng hai bên đã không đạt được thỏa thuận. Trong tháng 6 vừa qua, một vài thành viên thuộc NSEU đã sử dụng ngày nghỉ phép hàng năm để phát động 1 ngày đình công ngắn đầu tiên.Năm 2020, Giám đốc Điều hành Samsung Lee Jae-yong, khi đó là Phó Chủ tịch Công ty cho biết sẽ ngừng đàn áp nỗ lực thành lập công đoàn của người lao động, đồng thời bày tỏ sự hối hận về cáo buộc liên quan đến vụ bê bối tham nhũng năm 2016 khiến Tổng thống nước này bị phế truất.

Mâu thuẫn giữa công đoàn và tập đoàn kéo dài trong nhiều thập kỉ đã không còn quá xa lạ ở Hàn Quốc.

Minh Quân